Năm 2022 bùng nổ lừa đảo tài chính online, tin nhắn giả mạo tại Việt Nam

Con số thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt Nam năm 2022 ghi nhận giảm so với các năm trước nhưng lại diễn ra hàng loạt vụ lừa đảo tài chính online.

Năm 2022, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam ở mức 21.200 tỉ đồng (tương đương 883 triệu USD). Lần đầu tiên sau hơn 10 năm Bkav thực hiện thống kê, con số thiệt hại ghi nhận giảm so với các năm trước đó. Đây là kết quả từ chương trình Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân do Tập đoàn Bkav thực hiện tháng 12.2022.

Năm 2022 bùng nổ lừa đảo tài chính online, tin nhắn giả mạo tại Việt Nam - ảnh 1
Tổng quan chiến dịch tấn công mã hóa tống tiền

BKAV

Trên phạm vi toàn cầu, tội phạm mạng gây thiệt hại lên tới hơn 1.000 tỉ USD mỗi năm, tương đương 1,18% GDP toàn cầu. Mức thiệt hại 883 triệu USD (tương đương 0,24% GDP của Việt Nam) thuộc nhóm thấp so với thế giới. Cùng với đó, Việt Nam tăng 25 bậc về chỉ số an toàn an ninh mạng GCI, cho thấy nỗ lực của Chính phủ và giới an ninh mạng trong nước.

Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh an ninh mạng 2022 tại Việt Nam vẫn còn những điểm nóng như mã độc đánh cắp tài khoản đã có thể ‘xuyên thủng’ cơ chế bảo mật 2 lớp; số lượng máy tính nhiễm mã độc APT ở mức cao; ransomware chuyển hướng tấn công sang máy chủ; lừa đảo tài chính online bùng nổ; Việt Nam có tới 6,8 triệu người dùng tham gia thị trường tiền mã hóa là tiềm năng nhưng thách thức cũng rất lớn…

Đặc biệt, trong năm nay, vấn nạn lừa đảo tài chính online đã bùng nổ khiến nhiều người trở thành nạn nhân. Có thể kể đến như vụ việc mất 2,1 tỉ đồng trong tài khoản do lừa đảo nâng cấp SIM (ở TP.HCM) hay vụ việc mất hơn 5,5 tỉ đồng sau khi nghe điện thoại và làm theo yêu cầu của kẻ giả mạo công an (ở Hà Nội). Ngoài hai hình thức kể trên, kẻ xấu còn “chế biến” nhiều kịch bản để lừa người dùng vào bẫy như dụ dỗ nạp tiền làm “nhiệm vụ online”, giả mạo người thân yêu cầu chuyển tiền, giả mạo cơ quan chức năng báo vi phạm giao thông… Chiến lược “rải thảm” của hacker cùng các chiêu trò ngày càng tinh vi khiến người dùng sơ sảy một chút là trở thành nạn nhân. Thống kê của Bkav, cứ 4 người dùng Việt Nam thì có đến 3 người nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online.

Năm 2022 bùng nổ lừa đảo tài chính online, tin nhắn giả mạo tại Việt Nam - ảnh 2
Bùng nổ tin nhắn giả mạo lừa đảo năm 2022

BKAV

Song song đó, việc gửi tin nhắn SMS Brandname giả mạo từ các tổ chức ngân hàng, tài chính cũng được hacker chuộng dùng trong năm 2022. Kết quả khảo sát của Bkav cho thấy hơn nửa số người dùng Việt Nam bị làm phiền bởi các tin nhắn này. Nhờ sự cải thiện về nhận thức an ninh mạng của người dùng, số người thực hiện theo yêu cầu trong tin nhắn giả mạo chỉ dừng ở mức 5,7% (theo báo cáo của Bkav), tuy nhiên đây vẫn là “miếng mồi béo bở” cho tin tặc.

Theo dự báo của Bkav, trong năm 2023, lừa đảo qua hình thức gửi tin nhắn, gọi điện sẽ tiếp tục phổ biến khi hacker có thể kiếm tiền dễ dàng với các phi vụ lên tới hàng tỷ đồng. Dù nhận thức của người dùng đã được cải thiện, hacker sẽ ngày càng có thêm nhiều thủ đoạn tinh vi. Nguồn lợi tài chính hấp dẫn cũng sẽ khiến mã độc mã hóa tống tiền tiếp tục nở rộ trong năm tới. Chiến dịch tấn công ransomware nhắm vào máy chủ chứa dữ liệu kế toán được ghi nhận từ tháng 4/2022 (hiện tại vẫn đang tiếp diễn) đã xâm nhập 1.355 máy chủ. Năm qua, nhiều cơ quan, doanh nghiệp “kêu cứu” nhưng không thể khắc phục do chưa thực hiện backup hoặc không cài phần mềm chủ động bảo vệ trước các cuộc tấn công.

Có thể bạn quan tâm

  • Cặp đôi liên tục thuê người giả làm chủ đất chiếm đoạt 47,5 tỷ đồng

    Từ nhu cầu vay vốn của nhiều cá nhân, Thuấn cùng đồng bọn đã dùng “sổ đỏ” của những người này để thế chấp vay tiền ngân hàng và chiếm đoạt… Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở lại phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Phùng Đức Thuấn (SN 1968, ở …

  • Lừa đảo chứng khoán quốc tế lộng hành

    Nhiều nạn nhân sụp bẫy mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên hàng tỉ đồng với những sàn lừa đảo chứng khoán quốc tế và vấn nạn này vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Mất 7 tỉ đồng trong nháy mắt Chị Hạnh Nguyễn (ngụ TP.HCM) rầu rĩ cho hay vừa mất 10.000 USD …

  • Cuối năm cẩn trọng với lừa đảo bất động sản

    Thị trường bất động sản trầm lắng, giao dịch đóng băng nhưng các chiêu trò lừa đảo thì vẫn không hề giảm. Đáng nói, rất nhiều người vẫn sập bẫy, mất tiền, hao tổn tinh thần. Tung đủ chiêu dụ khách hàng Anh Sáng (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) kể hồi đầu tháng 11.2022, anh nhận được …

  • Bắt khẩn cấp đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội

    Với chiêu trò cho vay tín dụng lãi suất thấp, đối tượng Vũ khiến nhiều “con mồi” là người đồng bào dân tộc thiểu số sập bẫy để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Sáng 17/1, trao đổi với PV, một cán bộ cơ quan CSĐT Công an thị xã Ayun Pa (Gia Lai) cho …

  • Xu hướng lì xì online

    Với sự phát triển của các nền tảng, dịch vụ số, nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới giảm so với các năm trước, các dịch vụ ngân hàng số có tính năng gửi tiền mừng, lì xì online của các ngân hàng, ví điện tử hứa hẹn sẽ được người dùng ưa chuộng trong …

  • Chuyển 300 triệu đồng cho người tự xưng thiếu tướng công an

    Ngày 3-1, Công an xã Gia Tân 1, H.Thống Nhất cho biết vừa tiếp nhận đơn trình báo của bà N.T.H., sinh năm 1954, ngụ ấp Dốc Mơ 1, xã Gia Tân 1, tố giác bị đối tượng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 300 triệu đồng. ​Theo đơn trình báo của bà H., khoảng 10 giờ ngày 30-12-2022, bà nhận được 2 …